Review Ngành cho dân khối B chọn đúng nghề chọn đúng trường

Cơ hội ngành nghề việc làm cho dân học khối B 

Nhắc đến khối B, nhiều bậc phụ huynh và học sinh sẽ nghĩ ngay đến ngành Y Dược. Tuy nhiên, dân khối B vẫn còn có nhiều cơ hội lựa chọn những ngành hot, dễ kiếm việc sau khi ra trường như: ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm và ngành sinh học ứng dụng. Ngoài ra, các bạn khối A và khối D cũng hoàn toàn tự tin khi lựa chọn phát triển sự nghiệp bản thân khi đăng kí xét tuyển những ngành này.

Review Ngành cho dân khối B chọn đúng nghề chọn đúng trường
Review Ngành cho dân khối B chọn đúng nghề chọn đúng trường

Nắm bắt được nhu cầu việc làm rất lớn của 2 ngành này trong tương lai, năm 2020 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chính thức mở 2 ngành đào tạo: đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm và ngành sinh học ứng dụng bậc đại học. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cơ bản về 2 ngành này và cơ hội việc làm sau khi ra trường nhé.

1. Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là một môn khoa học về việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra; một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.

Chương trình đào tạo ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức thuộc khối cơ sở ngành như đánh giá cảm quan thực phẩm, hóa học thực phẩm, vi sinh vật học thực phẩm, phân tích hóa lý thực phẩm, hóa sinh học thực phẩm, phụ gia thực phẩm, phân tích vi sinh thực phẩm, phát triển sản phẩm… Các kiến thức chuyên ngành như công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng lương thực phẩm, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng rau quả, sữa, dầu thực vật, dinh dưỡng, độc tố học thực vật, đánh giá rủi ro và quản lý an toàn thực phẩm,…

Cơ hội việc làm: Sau khi ra trường, sinh viên ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm có thể làm việc ở các vị trí QA (nhân viên đảm bảo chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất), QC (nhân viên kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất), kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), phòng phân tích, điều hành sản xuất, kế hoạch vật tư, tại các công ty thực phẩm, hệ thống siêu thị, trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học,...

2. Ngành sinh học ứng dụng

Ngành Sinh học ứng dụng (tiếng Anh: Applied Biology) là ngành thiên về việc ứng dụng các nguyên lý sinh học, sinh thái học và công nghệ vào các lĩnh vực của cuộc sống như môi trường, bảo tồn- phát triển tài nguyên sinh vật, công nghiệp, y học, thậm chí cả lĩnh vực quân sự và tội phạm học. Đối với môi trường, có thể ứng dụng sinh học trong quan trắc và xử lý môi trường. Ứng dụng nguyên sinh học, quy luật sinh thái học trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển tài nguyên sinh vật, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển sinh kế cộng đồng,…

Chương trình đào tạo: Trong quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về sinh học cơ bản, sinh lý học động thực vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, kỹ thuật ly trích và phân tích các hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống, vi sinh học tế bào, sinh học phân tử, hóa học và sinh hóa… để đáp ứng cho các lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Cơ hội việc làm: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Sinh học ứng dụng bậc đại học, bạn có tể làm việc tại những vị trí sau: xét nghiệm vi sinh Y học, sản xuất chế phẩm sinh học, nuôi trồng, phát triển tài nguyên sinh vật, kiểm nghiệm công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học, điều hành sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm nguồn gốc sinh học, quản lý về Tài nguyên môi trường, nông nghiệp sạch, quan trắc, xử lý môi trường bằng sinh học, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường Đại học,...

Ngoài ra dân khối B còn có thể review những ngành truyền thống này nữa nhé!

3.Ngành công nghệ kĩ thuật môi trường

Ngành công nghệ kĩ thuật môi trường sẽ học gì?

Với thời gian đào tạo 4 năm (132 tín chỉ) các bạn sẽ được trang bị hệ thống các kiến thức lý thuyết và kĩ năng thực hành về công nghệ kĩ thuật môi trường và quản lý môi trường; từ kiến thức cơ sở ngành đến kiến thức ngành. Khối kiến thức cơ sở ngành như: cơ sở khoa học môi trường, hoá kỹ thuật môi trường, quá trình cơ bản trong công nghệ môi trường, hóa học phân tích, Auto CAD trong kỹ thuật môi trường, quá trình và thiết bị chuyển khối, các phương pháp xử lý và phân tích mẫu môi trường, hệ thống cơ sở pháp lý về môi trường, vi sinh vật kỹ thuật môi trường, độc học môi trường, …Khối kiến thức ngành như: Tiếng Anh chuyên ngành, kĩ thuật xử lý nước cấp, kĩ thuật xử lý nước thải, kĩ thuật xử lý khí thải, quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, quan trắc và phân tích môi trường nước, đất, không khí,…Các học phần luôn được thiết kế chú trọng đến thời gian thực hành, tham quan, thực tập, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo lý thuyết với thực tế và giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp với các nhà tuyển dụng.

Học công nghệ kỹ thuật môi trường ra có thể làm việc ở đâu?

- Kỹ sư trong các doanh nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp, bệnh viện: Có khả năng quản lý, vận hành, điều khiển, bảo trì các hệ thống xử lý chất thải; xây dựng và duy trì các hệ thống quản lý chất lượng môi trường;

- Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp: có khả năng thực hiện các công việc liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ xử lý chất thải; quan trắc môi trường;

- Nghiên cứu viên trong Viện nghiên cứu, Trung tâm tư vấn liên quan đến công nghệ môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường; các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường

- Trợ giảng, Giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo liên quan đến lĩnh vực Môi trường

4. Quản lý tài nguyên và Môi trường

Với thời gian đào tạo 4 năm (132 tín chỉ) các bạn sẽ được trang bị hệ thống các kiến thức lý thuyết và kĩ năng thực hành về quản lý tài nguyên và môi trường; từ kiến thức cơ sở ngành đến kiến thức ngành. Khối kiến thức cơ sở ngành như: cơ sở khoa học môi trường, hoá học môi trường, cơ sở quản lý tài nguyên, hệ thống cơ sở pháp lý về tài nguyên và môi trường, độc học môi trường, biến đổi khí hậu, kinh tế tài nguyên và môi trường, đa dạng sinh học, quan trắc và phân tích môi trường, cơ sở địa lý tài nguyên và môi trường, kỹ năng nghiên cứu tài nguyên và môi trường,…Khối kiến thức ngành như: Tiếng Anh chuyên ngành, công nghệ môi trường, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, quản lý môi trường đô thị, công nghiệp, làng nghề, tài nguyên khoáng sản Việt Nam, quản lý các vùng sinh thái đặc thù, mô hình hóa môi trường, tin học ứng dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường, đánh giá tác động môi trường,…Các học phần luôn được thiết kế chú trọng đến thời gian thực hành, tham quan, thực tập, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo lý thuyết với thực tế, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận trực tiếp với các đơn vị tuyển dụng.

Học quản lý tài nguyên và môi trường ra có thể làm việc ở đâu?

Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Phòng môi trường các cấp Quận Huyện, cán bộ môi trường cấp phường/xã.

Cán bộ quản lý môi trường các doanh nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, các bệnh viện;

Nghiên cứu viên trong Viện nghiên cứu, Trung tâm tư vấn các dịch vụ về môi trường, tư vấn thủ tục về cơ sở pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

Trợ giảng, Giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo liên quan đến lĩnh vực Môi trường.

Cán bộ nghiên cứu, tư vấn: tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị nghiên cứu, tư vấn ngoài công lập như các viện nghiên cứu, các trung tâm tư vấn liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường; ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; các tổ chức quốc tế, liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ (WWF, MCD, Bird life, UNEP...);

Chuyên viên cho các tổ chức dịch vụ môi trường, các công ty du lịch sinh thái; tư vấn luật và các thủ tục môi trường cho doanh nghiệp;

Cán bộ truyền thông trong các cơ quan, đơn vị nhà nước; các tổ chức, đơn vị ngoài công lập hay các tổ chức quốc tê, liên chính phủ, phi chính phủ...

Cán bộ phụ trách tư vấn đầu tư về lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho các ngân hàng, tổ chức tài chính, các tổ chức đầu tư.

Nguồn: Sưu tầm

Trên đây là những nội dung blog Review Trường Học biên tập Bạn đọc tham khảo để có thêm các thông tin về các ngành học để chọn ngành và chọn nghề. Chúc các bạn có lựa chọn đúng đắng và có một kỳ thi thật tốt. Ngoài ra các bạn đọc có thể đóng góp thêm ý kiến ở dưới phần bình luận.

Xem thêm Review các ngành học và các tin tức khác tại đây

Comments